Theo quan điểm của người xưa, các ngày trong tháng được xem là tốt hoặc xấu để thực hiện việc cắt tóc để tạo vận may và tránh những rủi ro. Một mái tóc đẹp được coi là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người.
Lựa chọn ngày cắt tóc cẩn thận và tránh ngày rủi để thu hút may mắn và tránh những tình huống không may có thể xảy ra.
1. Kiêng cắt tóc vào đầu năm, đầu tháng
Trong dân gian có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, người xưa thường quan niệm rằng nếu mùng 1 may mắn thì cả năm hoặc cả tháng sẽ mang lại may mắn. Qua đó, việc cắt tóc vào ngày này sẽ khiến tài lộc, vận may hao mòn, là điềm báo về những điều không may sắp tới nên mọi người thường kiêng kỵ cắt tóc vào ngày mùng 1, đặc biệt là ngày đầu năm.
Ảnh minh họa
Vì vậy, nếu bạn không quá gấp gáp trong việc làm đẹp thì cũng không nên cắt tóc vào những ngày này, có thể để qua mùng 2, 3,… để tránh việc bị hỏi han, nhắc nhở, đặc biệt đối với những gia đình có kiêng cữ, tâm linh.
2. Kiêng cắt tóc vào mùng 7, 12, 16, 21 và 29 Âm lịch
Mùng 7: Thời điểm dính nhiều rắc rối, tranh chấp và có thể dẫn đến kiện cáo
Ngày 12 và ngày 29: Gặp nhiều rủi ro về tiền bạc, kinh tế
Ngày 16: Có thể gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống
Ngày 21: Dễ bệnh tật, ốm.
3. Kiêng cắt tóc trong tháng cô hồn
Theo người xưa quan niệm rằng, tháng cô hồn (tháng 7 Âm lịch) hàng năm là thời điểm mở cửa mả, ma quỷ sẽ xuất hiện và quấy phá người dương gian. Mái tóc được nối với linh hồn và sức khỏe của con người, nếu cắt đi mái tóc trong thời điểm này sẽ dễ khiến “ma trêu quỷ hờn”. Do đó, không nên cắt tóc trong tháng cô hồn để tránh gặp xui xẻo, bệnh tật.
Tuy nhiên, chưa có minh chứng khoa học nào chứng minh đúng hoặc sai vấn đề cắt tóc trong tháng cô hồn. Đây chỉ là những lời đồn truyền miệng, cũng như câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc cắt tóc hoặc tin tưởng vào những câu chuyện tâm linh hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, nếu không quá tin thì vẫn có thể cắt tóc bình thường bạn nhé!
4. Kiêng cắt tóc trước khi thi
Từ lâu đã có nhiều quan niệm cho rằng mái tóc như ăng – ten của não, cắt tóc trước khi thi sẽ khiến các kiến thức đã học rơi ra khỏi đầu, dẫn đến việc thi cử thất bại, xui xẻo hoặc có được kết quả không như mong muốn. Một vài người còn thêm rằng việc gội đầu trước khi thi còn khiến “trôi chữ”, thà ở bẩn còn hơn thi không đạt.
Những quan niệm trên đều xuất phát từ những niềm tin trong dân gian, chưa có minh chứng khoa học cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng của mình thì hãy đi thi về rồi cắt tóc. Kết quả của mỗi kỳ thi đều phụ thuộc vào quá trình ôn luyện, nên đừng quá lo lắng về việc “lỡ tay” xuống tóc trước khi thi nhé.
Ảnh minh họa
5. Kiêng cắt tóc khi mang thai
Những người lớn tuổi trong gia đình thường cho rằng mẹ bầu không nên cắt tóc khi đang mang thai. Nguyên nhân là do mái tóc có vai trò bảo vệ cơ thể người mẹ khỏi cái lạnh, khi cắt đi mái tóc cũng như cho đi một nguồn năng lượng sống, khiến cả người mẹ và thai nhi trong bụng dần trở nên yếu đi, có thể gặp những chuyện xui xẻo, ốm đau bất chợt.
Theo các chuyên gia, việc cắt tóc cho người mẹ trong 9 tháng mang thai là việc hoàn toàn nên làm. Điều này giúp cho người mẹ thoải mái và dễ dàng hơn trong việc gội đầu, hạn chế tình trạng nóng bức. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế uốn, nhuộm tóc vì có thể tiếp xúc với các loại hóa chất không tốt cho thai nhi.
6. Không cắt tóc hay làm tóc khi nhà có tang
Nếu nhà có đám tang, người mang tang không được phép cắt tóc từ ngày biết tin cho đến 100 ngày sau. Đây không chỉ là một điều kiêng kỵ mà còn là một văn hóa truyền thống hầu hết ai cũng phải làm theo.
Việc không cắt tóc nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng và tưởng nhớ đến người vừa khuất. Đồng thời, theo quan niệm xưa, nếu cắt tóc khi đang mang tang sẽ khiến dung mạo thay đổi, vong linh người vừa mất không thể nhận ra được bạn nữa.