January 21, 2025

Trong một xã hội ngày càng tiên tiến, cuộc sống trở nên thuận tiện hơn nhưng lại ít cơ hội thư giãn do áp lực công việc và cuộc sống. Stress là một vấn đề phổ biến gây ra rối loạn chức năng tình dục và càng làm nặng nề hơn tình trạng stress.

Mục lục

  • 1. Stress bệnh lý là gì?
  • 2. Stress trong rối loạn tình dục là gì?
    • 2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn báo động
    • 2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chống đỡ
    • 2.3. Giai đoạn 3: Stress bệnh lý

Stress bệnh lý là gì?

Tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống con người, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như tình yêu, đạo đức, hôn nhân, hạnh phúc, đem lại sự thoả mãn thể xác và giải tỏa cảm xúc, giữ cân bằng cho cuộc sống cả về thể chất và tinh thần.

Tình dục la một tình trạng thực tế của đời sống con người, nó là nhu cầu bao gồm nhiều lĩnh vực như tình yêu, đạo đức, hôn nhân, hạnh phúc do thỏa mãn thân xác, giải tỏa những bức xúc làm cân bằng cho đời sống thể xác và tinh thần. Những triệu trứng về rối loạn chức năng tình dục có thể là biểu hiện đầu tiên của một bệnh lý tiềm ẩn. Có thể coi hoạt động tình dục là chiếc đồng hồ để chúng ta rà soát lại một cách tổng quát về sức khỏe cho dù sự thay đổi đó diễn ra tại thời điểm nào.

Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, mãn kinh thoái hóa đó là những dấu hiệu của stress, nếu con người không tự tìm cách vượt qua được thì nó sẽ trở thành stress bệnh lý làm thay đổi cả đời sống tình dục của bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu có đến 40% nam giới và 60% nữ giới có rối loạn tình dục. Ở đàn ông xuất tinh sớm và rối loạn chức năng cương dương là hai vấn đề nan giải nhất. Ở nữ giới không đạt khoái cảm khi giao hợp và đau khi quan hệ

Những trường hợp này bệnh nhân thường tìm cách lảng tránh một cách cố tình hoặc dè dặt một cách kín đáo khi được đề cập đến, ngay cả vợ chồng cũng không trao đổi, tâm sự với nhau. họ giử trong lòng với một nỗi đau khổ dằn dai cho đến lúc mọi sự đổ vở thực sự.

Trước trước rối loạn chức năng tình dục, mỗi người có một cách đối phó khác nhau, lúc đầu họ cũng tìm cách để cải thiện sau dần họ giấu giếm, hoang mang, lo sợ về khả năng tình dục của mình. Phụ nữ và đàn ông có cái nhìn khác nhau về vấn đề này.

Phụ nữ và đàn ông có sự khác nhau khi đối diện với vấn đề này.

Đa phần phụ nữ dù không đạt khoái cảm họ vẫn có thể bằng lòng vì có tình yêu bù đắp, được chở che trong vòng tay người bạn đời có thể họ đã cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại đàn ông lại cảm thấy rất tội lỗi, vô tích sự xấu hổ mất tự tin trong cuộc sống tình dục.

Stress trong rối loạn tình dục là gì?

Xuất tinh sớm, đau trong lúc giao hợp, bất lực và không đạt được cực khoái là những yếu tố thường đi liền nhau trong đời sống của những cặp vợ chồng gặp rắc rối trong vấn đề tình dục. Các yếu tố này tác động ảnh hưởng trên cả hai cá nhân. Họ sẽ đáp ứng lại bằng cách cố gắng thích nghi về mặt tâm lý, sinh hoạt và tập tính trong giai đoạn đầu với mục đích nhằm hòa giải những sự kiện đang diễn ra cho cá nhân mình và cho bạn tình. Ta có thể tạm chia phản ứng này thành hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn báo động

Tình trạng xuất tinh sớm, đau trong lúc giao hợp hoặc sự kém thỏa mãn được bệnh nhân đem so sánh với những lần trước hoặc không thoả mãn giống như điều mà bệnh nhân mong muốn sự kiện đó đột nhiên xuất hiện làm ngỡ ngàng cả hai cá nhân: họ và người bạn tình. Nếu sự kiện đó lại tái diễn nhiều lần thì nó sẽ đánh thức nỗi lo lắng, sợ hãi mỗi khi nhập cuộc. Sự kích thích quá trình tâm lý này, đặc biệt là quá trình tập trung, ghi nhớ và phán đoán. Cơ thể chuẩn bị những phản ứng để sửa soạn cho việc các sự kiện xuất tinh sớm sắp xảy ra.

Về mặt tâm lý là sự lo lắng, cảm giác bất an, hồi hộp,

Về mặt sinh học là tim đập nhanh, tăng nhịp thở, tăng huyết áp …

Và sau khi sự kiện xảy ra – nếu thất bại nó sẽ để lại một dấu ấn – Cái dấu ấn ấy sẽ làm thay đổi tâm lý và tập tính. Cá nhân sẽ tìm kiếm biện pháp nhằm vượt qua tình trạng xuất tinh sớm hay đau trong lúc giao hợp để đáp lại tình huống stress vừa xảy

Giai đoạn 2: Giai đoạn chống đỡ

Nét đặc biệt của giai đoạn này là huy động các đáp ứng khác có thể có được nhằm mục đích là thích nghi với tình huống stress vừa mới xảy ra

Về phương diện tâm lý :tìm mọi lý do để giải thích và tự trấn an về tình trạng xuất tinh sớm, ví dụ như do mệt mỏi, do căng thẳng trong công ăn việc làm, do những bất hòa trong cuộc sống, do sự thiếu nồng nhiệt của người bạn tình hoặc do bệnh tật …

Về phương diện cơ thể, sinh học và bệnh lý: Tìm cách giải thích sau khi đã xem xét lại sức khỏe tổng quát, ví dụ như giải thích xuất tinh sớm là hậu quả của thủ dâm trong thời niên thiếu.

Bấc lực, liệt dương là do tiểu đường, do uống thuốc cao huyết áp …

Ðau trong giao hợp là do polype cổ tử cung, không đạt được cực khoái là do bị huyết trắng …

Sau đó là đi tìm một sự trợ giúp về y tế. Thông thường là tự mày mò tìm kiếm theo các lời đồn đãi, quảng cáo hoặc gặp các lang băm để điều trị hơn là thẳng thắng trao đổi với một thầy thuốc chính thống. Kết qủa sẽ vô cùng thảm hại nếu cá nhân tự điều trị hay gặp những kẻ bất lương lường gạt ” tiền mất, tật mang “(SK&ÐS 37)

Tình trạng xuất tinh sớm, liệt dương đã dần dần trở thành một stress bệnh lý. Các khả năng thích nghi với stress không còn tác dụng nữa bởi những “cái tát thất bại” do việc điều trị không đúng cách hay do sự thiếu hiểu biết của cá nhân hoặc do bị lường gạt.

Tâm lý lo lắng sợ hãi ở cuối giai đoạn này đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực – cá nhân không thể tìm thấy sự thích nghi hay một lời giải thích nào cho sự liệt dương hoặc xuất tinh sớm. Sự mất mát rõ ràng về khả năng tình dục làm gia tăng sự lo lắng theo cấp số nhân có thể đưa đến tình trạng xuất tinh sớm hay bất lực hoàn toàn hoặc xác định mình không có khả năng đạt được cực khoái ở phụ nữ là một sự thực không còn chối cải được nữa.

Giai đoạn 3: Stress bệnh lý

Bày tỏ thái độ thẳng thắn trước các sự kiện của chính mình sẽ xác lập mức độ nặng nhẹ của tình trạng xuất tinh sớm hay bất lực điều này giúp ích rất nhiều cho thầy thuốc điều trị.

Nếu không dung hợp được thì sẽ gây ra một stress bệnh lý. Trong stress bệnh lý các rối loạn tâm thần, rối loạn cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp diễn hoặc tạm thời, hoặc nhẹ hoặc kéo dài.

Theo kinh nghiệm cá nhân của một thầy thuốc nghiên cứu về vấn đề rối loạn tình dục, thì ở giai đoạn khởi đầu hay cuối giai đoạn 2 (giai đoạn chống đỡ) thì việc điều trị xuất tinh sớm hay bất lực tương đối để thành công hơn là khi đã đến stress bệnh lý.

Trong những bài viết trước tôi đã lưu ý rằng không nên tự điều trị yếu sinh lý cho chính mình. Yếu sinh lý cũng là một căn bệnh như muôn vàn các bệnh khác, nó cũng có nguyên nhân, cũng có cơ chế sinh bệnh. Ðiều trị là chức năng của thầy thuốc và có lẽ là chúng ta không nên làm thế chức năng này. Tuy nhiên, bệnh nhân có quyền hỏi, và biết cặn kẻ về tình trạng xuất tinh sớm, liệt dương hoặc không đạt được cực khoái của mình. Sự hiểu biết cặn kẽ của bệnh nhân sẽ giúp ích cho thầy thuốc để thành công hơn trong việc điều trị.

Benh.vn 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *