January 20, 2025

Tháng 5 âm lịch được xem là thời điểm “độc trời” nhất trong năm, do mùa hè oi bức và nguy cơ lây lan bệnh dịch cao. Vì vậy, các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ được chế biến để tận dụng đặc tính giải nhiệt và dễ tiêu của cây cỏ.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là “Tết diệt sâu bọ”. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống mang văn hóa phong phú. Chính vì vậy, vào ngày này, không thể thiếu những món ăn đặc trưng dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ.

  1. Rượu nếp

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại.

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ

  1. Bánh tro
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

  1. Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt             càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Món thịt trong ngày Tết Đoan Ngọ

Món thịt trong ngày Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt – hàn. Người       ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt.

  1. Hoa quả

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếU

Hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếU

  1. Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

(Nguồn: Tổng hợp Internet)

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

NHÀ HÀNG QUÁ NGON ®

Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (08) 3 9918 964 (5 lines)

Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32

Liên hệ: 

Website: https://www.nhahangquangon.com

Facebook: 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *