Thiếu niên cần được hướng dẫn và hỗ trợ trong các hoạt động tích cực như học tập, giải trí và hòa nhập xã hội. Bất chấp sự ngại ngùng, thủ dâm là một hiện tượng phổ biến ở thanh thiếu niên.
Có hai loại thủ dâm: hành động thủ dâm và ý tưởng thủ dâm. Những hành động thủ dâm thường xảy ra sau khi thanh niên có khả năng phóng tinh và mang lại cảm giác khoái cảm. Trái lại, ý tưởng thủ dâm ít được tiết lộ. Về nội dung, ý tưởng thủ dâm ở giai đoạn đầu của thanh thiếu niên liên quan đến nhu cầu tình dục với các vùng nhạy cảm như miệng, hậu môn và tự yêu, sau đó chuyển sang tập trung vào mối quan hệ tình dục với một bạn tình. Ở trẻ từ 6-12 tuổi, ý tưởng thủ dâm thường tồn tại trong tiềm thức, và khi thanh thiếu niên trưởng thành về thể chất và có những nhu cầu mới, ý tưởng thủ dâm trước đó dần kết hợp với hành động thủ dâm.
Cư xử thế nào với chuyện thủ dâm của trẻ?
Phần lớn các tác giả nước ngoài cho rằng, ý tưởng hoặc hành động thủ dâm ở TTN là bình thường. Song từ xưa tới nay, ở mọi nền văn hóa, thủ dâm vẫn được coi là hành vi xấu xa. Bố mẹ thường ngăn cấm hoặc trừng phạt nặng nề trẻ thủ dâm. Chính sự đối xử thô bạo và không tâm lý này đã gây nhiều hậu quả không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ: Trẻ có mặc cảm tội lỗi, lo âu và ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập, phát triển trí lực và giao tiếp xã hội.
Vậy ứng xử với những trẻ này như thế nào là đúng?
Bố mẹ không nên ngăn cản thô bạo, không đánh mắng nhưng cũng không nên khuyến khích trẻ. Trong mỗi trường hợp phải tìm hiểu kỹ tâm lý, giúp và giải quyết các stress, các hụt hẫng của trẻ trong đời sống gia đình, nhà trường và xã hội, hướng cho trẻ vào các hoạt động lành mạnh trong học tập, giải trí, quan hệ xã hội…
Trong một số ít trường hợp, người ta thấy ở những trẻ có những suy sụp về tâm thần như chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần nặng… thủ dâm mang tính lộ liễu, thái quá và trẻ không hiểu rõ hành vi lệch lạc của mình. Thủ dâm mang tính ám ảnh, cưỡng bức, bị thôi thúc phải làm và chi phối toàn bộ hoạt động của trẻ, ảnh hưởng tới việc học tập và đời sống của trẻ thường là những biểu hiện bệnh lý, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bác sĩ tâm thần trẻ em và các nhà tâm lý trị liệu để khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.
BS Đinh Đăng Hòe – BV. Bạch Mai