October 18, 2024

Uống nước dừa trị tuổi buốt là một trong những cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ khá hiệu quả và được khá nhiều chị em sử dụng. Ngoài ra, còn có nhiều cách khác mà các chị em có thể sử dụng để chữa đi tiểu buốt tại nhà như: sử dụng bí xanh, mề gà, sắn dây, mồng tơi, bèo cái, rau má, đậu xanh, cây rau đắng, hay kết hợp chuối tiêu và mộc nhĩ trắng,.. 

cach-chua-di-tieu-buot-tai-nha-cho-nu

Tiểu buốt là một hiện tượng không thoải mái và có thể gây nguy hiểm nếu kéo dài. NoiyStore sẽ giới thiệu một số cách giảm triệu chứng tiểu buốt tại nhà cho phụ nữ, sử dụng những vật liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ và sau đó sẽ tìm hiểu cách chữa phù hợp nhất để giảm triệu chứng này.

9 Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ được chuyên gia khuyến cáo

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là do cấu tạo của cơ thể chị em phụ nữ có chút đặc biệt. Ở chỗ là kích thước niệu đạo của chị em phụ nữ rất ngắn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới. Trong khi đó, niệu đạo của phụ nữ lại nằm rất gần với hậu môn. Điều này khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và lây lan gây viêm nhiễm.

cach-chua-di-tieu-buot-tai-nha-cho-nu

Khi bị viêm đường tiết niệu, chị em sẽ xuất hiện dấu hiệu điển hình là cảm thấy đau buốt khi đi tiểu. Nếu nặng hơn chị em có thể thấy dịch chảy ra từ niệu đạo và có cảm giác bỏng rát. Khi xuất hiện những tình trạng này, chị em nên nhanh chóng tới các bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Do mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu, khi tới độ tuổi sau mãn kinh, việc sản xuất hormone estrogen của cơ thể chị em bị giảm mạnh, dẫn tới sự thay đổi pH âm đạo, làm xáo trộn sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo và làm tăng cơ hội nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến họ có cảm giác bị buốt khi đi tiểu.

Do táo bón

Táo bón là một trong những thủ phạm gây ra chứng tiểu buốt mà nhiều chị em không biết. Trên thực tế, một số chị em thường không thích ăn rau xanh, lười uống nước và thích ăn thịt nên rất hay bị táo bón. Nếu để lâu thì táo bón sẽ gây áp lực cho bàng quang, dẫn đến tình trạng bị tiểu buốt.

Mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát

Theo nhiều nghiên cứu, khi lượng đường trong máu tăng cao thì lượng đường dư thừa sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, những chị em mắc bệnh đái tháo đường thường có hệ miễn dịch yếu nên các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ có cơ hội để phát triển mạnh. Từ đó, khiến chị em cảm thấy buốt mỗi khi đi tiểu.

Nhịn tiểu

Theo một số nghiên cứu khoa học, việc nhịn tiểu trong vòng 6 giờ trở lên có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu buốt vì lúc này, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào trong bàng quang. Đó là lý do tại sao mà chị em không nên nhịn tiểu quá lâu để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc phải hiện tượng này.

Mất nước

Theo các chuyên gia, việc uống nhiều nước không chỉ có tác dụng làm dịu cơn khát mà còn làm giảm nguy cơ bị tiểu buốt. Thêm vào đó, khi đi tiểu thường xuyên, cơ thể của chị em còn có thể loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn sót lại trong đường tiết niệu. Do đó, chị em nên uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sử dụng băng vệ sinh không đúng cách

Băng vệ sinh là vật dụng vô cùng cần thiết với chị em phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc dùng băng vệ sinh không đúng cách (sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài mà không thay, dùng băng vệ sinh đã hết hạn hoặc lựa chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng với da) là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở chị em phụ nữ với dấu hiệu đầu tiên là tiểu buốt.

Mặc quần lót không thoải mái

Quần lót của chị em phụ nữ có thể là thủ phạm phát sinh ra bệnh viêm đường tiết niệu. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu buốt, chị em nên mặc quần lót thông thoáng, chất cotton để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách “chống lưng” cho các loại vi khuẩn có thêm thời gian để sinh sôi, phát triển. Do đó, khi có triệu chứng tiểu buốt kèm theo đau lưng chị em nên đi khám thận để bác sĩ có thể xử lý triệt để tình trạng này càng sớm càng tốt.

Vừa rồi là 9 nguyên nhân chính và phổ biến khiến các chị em bị tiểu buốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Vây câu hỏi đặt ra là tiểu buốt có tự hết hay không?, Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp cho các chị em hiểu rõ hơn.

Tiểu buốt có tự hết?

Tiểu buốt là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau buốt khi đi tiểu. Đi cùng tiểu buốt đôi khi sẽ là tiểu ra máu, tiểu rắt, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng, sốt, người mệt mỏi,…

Tiểu buốt khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Cảm giác đau buốt làm người bệnh ngại đi tiểu, nhịn tiểu. Điều này khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiểu buốt không thể tự khỏi. Tiểu buốt là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm.Vì vậy nếu hiện tượng tiểu buốt kéo dài và không được chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Vậy giảm tình trạng này, nội dung tiếp theo là 10 cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ mà các chị em có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà, với những vật liệu hết sức đơn giản và rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả khá cao.Cùng tìm hiểu xem cụ thể từng cách nhé!

Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ

Uống nước dừa trị tiểu buốt

Nước dừa rất giàu calo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 400 ml nước dừa có thể cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như: Chất đạm, chất béo, chất điện giải, vitamin C, vitamin A, vitamin E, kẽm, sắt,… Nước dừa được sử dụng với tính năng chữa bệnh tự nhiên và bồi bổ sức khỏe. Một số tác dụng cụ thể như sau:

Kiểm soát tiểu đường, giảm tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân khiến người mắc đi tiểu nhiều, thậm chí có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến tiểu rắt. Nước dừa giúp ảnh hưởng tích cực đến hormone kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giảm cảm giác thèm đường, kiểm soát đường huyết trong cơ thể hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước dừa chứa chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giúp kháng nấm, chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng. Không chỉ vậy, nước dừa còn có đặc tính lợi tiểu, được sử dụng để thanh lọc đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời đẩy các vi khuẩn ở đường tiết niệu theo dòng chảy ra khỏi cơ thể. Do đó, uống nước dừa giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt).

Ngăn ngừa sỏi thận

Uống nước dừa có thể ngăn chặn việc hình thành sỏi thận hay các tinh thể kết dính vào bộ phận khác của đường tiết niệu, làm giảm nguy cơ gây sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu (một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt).

Cách uống nước dừa trị tiểu buốt đúng cách

Liều lượng uống nước dừa phù hợp mỗi ngày phụ thuộc vào mục đích và thể trạng của từng người. Đối với người khỏe mạnh, có thể uống mỗi ngày, liều lượng khuyến cáo là 0.3 – 0.5 lít để tránh nhiễm độc kali.

Nên uống nước dừa tươi sau khi được hái xuống để đảm bảo độ tươi ngon, nguyên chất. Không nên để nước dừa bên ngoài quá lâu. Nếu muốn bảo quản lâu hơn nên để vào ngăn mát tủ lạnh tối đa từ 5 – 7 ngày.

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới tại nhà bằng bí xanh

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng khoảng 5g bí xanh, đem gọt vỏ và giã lấy nước cốt hòa một chút muối vào cho dễ uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước luộc. Bí xanh có tính mát, việc sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng chữa tiểu buốt, tiểu rắt. Hãy thử áp dụng cách làm này khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới tại nhà bằng mề gà

Để đối phó với chứng tiểu buốt, chị em chỉ cần lấy hai chục cái da màu vàng trong mề gà đem rang cho cháy xém lại rồi rồi tán cho nhỏ mịn. Chia làm bốn lần hòa với nước trắng dùng để uống, hoặc cũng có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên càng tốt. Khi áp dụng cách chữa tiểu buốt cho nữ bằng mề gà này, chị em nên kiêng ăn các loại cay nồng như ớt, hạt tiêu.

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới tại nhà bằng sắn dây

Bạn chọn những củ sắn dây vừa tầm, đem rửa sạch sau đó cạo hết vỏ đi. Sau đó thái thành từng miếng mỏng để phơi hoặc sấy khô cũng được. Khi không đen tán thành bột mịn rồi hòa với nước uống hàng ngày. Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện có thể mua trực tiếp bột sắn dây để thay thế.

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới tại nhà bằng mồng tơi

Hãy hái lấy 1 nắm lá mồng tơi vào lúc sáng sớm sau đó rửa sạch, để ráo nước thì cho vào giã hoặc máy xay sinh tố lọc lấy nước. Đun sôi lên để nguội bớt thì cho muối vừa đủ rồi uống. Số bã còn lại có thể dùng để đắp vào bụng dưới, áp dụng cách làm này hàng ngày sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả.

Không chỉ có tác dụng giải độc, nhuận tràng mồng tơi được dùng như một liệu pháp để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái dắt, đái buốt. Việc uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái dắt, tiểu buốt cho chị em.

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới tại nhà bằng bèo cái

Béo cái hay còn có tên gọi dân gian là bèo tây, cũng được coi là 1 loại thảo dược tự nhiên có công dụng chữa bệnh tiểu buốt ở nữ khá hiệu quả. Theo đó, chị em chỉ cần lấy một nắm lá bèo nhặt sạch dễ, kết hợp với một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Cho tất cả số nguyên liệu này vào chảo sao vàng lên. Rồi dùng sắc nước và uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng). Áp dụng cách làm này thường xuyên hàng ngày sau khoảng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bệnh tiểu buốt tiểu rắt bằng cây rau má

Trong rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn. Có công dụng tốt hỗ trợ cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm rau má,  rửa sạch và ngâm với nước muối. Vớt ra rồi cho vào cối giã nhuyễn, sau đó đổ một ít nước ấm đun sôi và chắt lấy nước bỏ bã. Dùng nước rau má uống 2 lần mỗi ngày.

Cách trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt bằng chuối tiêu và mộc nhĩ trắng

Sử dụng chuối tiêu và mộc nhĩ trắng để chữa tiểu buốt, tiểu rắt. Trong chuối tiêu có khả năng chữa viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo. Mộc nhĩ trắng có tính bình giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.

Cách thực hiện: Bạn khứa vỏ chuối tiêu xanh ngâm với nước muối để chảy hết nhựa. Sau đó cắt thành từng lát mỏng, cho vào nồi cùng mộc ít mộc nhĩ trắng, đổ thêm nước vào. Sau đó đun sôi, chắt lấy nước thuốc để uống mỗi ngày. Nên uống duy trì 2 – 3 lần/ tuần để triệu chứng bệnh giảm đi.

Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng đậu xanh

Trong Đông y hạt đậu xanh có tính mát, vị ngọt, nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và chữa được chứng tiểu buốt tiểu rắt.

Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị 100g đậu xanh cho vào rang, sau đó nghiền thành bột mịn. Dùng bột đậu xanh pha với nước ấm rồi uống trực tiếp thay nước mỗi ngày. Nên sử dụng ít 3 lần/ ngày để bệnh nhanh giảm.

Trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt bằng cây rau đắng

Rau đắng là loại rau có tác dụng diệt khuẩn, giải độc, thanh lọc cơ thể. Có công dụng chữa tiểu buốt tiểu rắt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm rau đắng, sau đem rửa sạch cho vào nồi với khoảng 1 lít nước rồi đun sôi. Khi nước sôi tắt bếp và để nguội bớt, sử dụng nước rau đắng để uống mỗi ngày. Nên kiên trì uống  một thời gian để giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Tóm lại, qua bài viết này, NoiyStore đã cung cấp đến cho các bạn 10 cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ, kèm với đó là một số nguyên nhân gây ra tiểu buốt, và giải đáp được thắc mắc tiểu buốt có tự hết hay không được khá nhiều chị em quan tâm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được các chị em. Ngoài ra, nếu chị em nào biết thêm những cách chữa tiểu buốt tại nhà hiệu quả khác thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé, để mọi người tham khảo nhé. Chúc các chị em nhiều sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *