Để tăng hương vị và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn, việc sử dụng gia vị vào thời điểm phù hợp là rất quan trọng.
Kỹ thuật thêm gừng và hành vào món cá có thể ảnh hưởng đến mùi và hương vị. Đối với món cá kho, để khử tanh một cách hiệu quả, hãy thêm gừng sau khi nồi cá đã sôi. Đối với món cá hấp, hành tây nên được đặt dưới cá để tăng hương thơm và đều chín.
Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6 – 7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh rõ rệt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, khi cho nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành tây vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, như vậy vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa có thể làm cả con cá được chín đều hơn và không bị vỡ.
Khi chiên trứng nên cho hành vào lúc nào?
Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới bắt đầu chiên trứng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không được toả ra hết. Cách tốt nhất là cho hành vào dầu nóng trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.
Hầm gà nên cho những gia vị gì??
Khi hầm gà, chúng ta nên cho muối, rượu, hành, gừng vào hầm chung thì mùi vị sẽ ngon hơn mà không cần cho thêm tiêu.
Thời gian thích hợp nhất để cho rượu vào món ăn
Khi nấu ăn, rượu có tác dụng khử mùi tanh, thời gian cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh nên cho rượu vào lúc canh đã sôi.
Mì chính (bột ngọt)
Nên cho mì chính vào khi thức ăn đã chế biến xong, nếu cho vào quá sớm, quá nhiều thì không những không có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn làm cho món ăn có hương vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Các món trộn đều cần cho mỳ chính thì nên hoà tan trước rồi mới trộn vào sau.
Dấm
Dấm là loại gia vị thường được dùng trong nấu ăn, vị chua của dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong.
Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá… nên cho dấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại vitamin và làm mềm cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín sẽ thơm ngon hơn.
Tiêu xay
Đối với hạt tiêu xay, tốt nhất là bạn cho hạt tiêu vào món ăn khi đã nấu chín, nếu bạn cho vào trước hạt tiêu sẽ biến thành chất độc không tốt cho sức khỏe. Riêng tiêu hạt tươi, bạn nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm nhé.
Hành tỏi
Hành tỏi cần băm nhỏ, cho vào thực phẩm trong quá trình sơ chế khi đã được băm nhuyễn, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều quá vì đây là gia vị nặng mùi và có tính nóng, nó sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của món ăn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đối với các món xào, bạn nên cho hành tỏi vào khi dầu vừa nóng để tạo mùi thơm cho món ăn.
Muối
Nếu muốn có được món thịt có hương vị đậm đà mà vẫn không bị giảm độ ngọt của thịt, bạn có thể cho muối vào ướp trước khi nấu. Đối với các món xào, bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng một phút rồi mới cho thực phẩm vào xào. Cách làm này sẽ giúp chúng ta loại bỏ được phần lớn độc tố có trong muối.
Đối với các món luộc, bạn nên cho muối vào cùng nước luộc ngay từ đầu để các món rau, củ luộc có được màu xanh hấp dẫn. Đối với các món canh, bạn nên nêm muối khi nước canh vừa sôi nhé.
(Tổng hợp)
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ HÀNG QUÁ NGON ®
Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3 9918 964 (5 lines)
Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32
Liên hệ:
Website: https://www.nhahangquangon.com
Facebook: