July 27, 2024
<!–[if IE 9]><![endif]–>can-benh-vung-kin-te-nhi-cua-ong-vua-phap

Vua Henry II. Ảnh: en.wikipedia.

Henry II (31/ 3/1519 – 10/7/1559) đã trải qua một căn bệnh đặc biệt khi làm vị vua Pháp. Ông bị một dị tật ở vùng kín tế nhị, gây khó khăn trong việc sinh con. Sau khi chữa khỏi căn bệnh này, Henry II đã có thể có tới 10 đứa con với vợ mình, Catherine de Médicis.

Theo giải thích của bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, dị tật lỗ tiểu thấp là một căn bệnh bẩm sinh ở dương vật, khiến lỗ tiểu đổ ở vị trí thấp hơn bình thường và dương vật bị cong ở mức độ khác nhau. Các đặc điểm chính của bệnh gồm lỗ tiểu đổ thấp, dương vật cong và có thể thiếu da ở bụng dương vật.

Lỗ tiểu thấp đã được nhận biết từ thế kỷ thứ hai. Người đầu tiên ghi nhận dị tật này là Galen (130-199), một thầy thuốc của các đấu sĩ ở Roma. Ông miêu tả rằng những nam giới bị lỗ tiểu thấp không có khả năng có con do miệng sáo lệch khỏi đỉnh dương vật và do dương vật bị cong làm cho tinh trùng không được phóng ra theo đường bình thường chứ không phải do không có tinh trùng.

Lịch sử châu Âu thế kỷ 16 từng ghi nhận một vụ việc khác về lỗ tiểu thấp. Vào năm 1542 một người phụ nữ ở Roma tên là Mathia đã hủy hôn vì chồng bị lỗ tiểu thấp, dương vật quá ngắn và cong.

Dị tật lỗ tiểu thấp gây rất nhiều phiền toái cho nam giới. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít có triệu chứng liên quan đến lỗ tiểu thấp. Trong khi trẻ lớn và người trưởng thành bị dị tật này thường phàn nàn về hình dạng tia nước tiểu và cách đi tiểu. “Súng” cong còn gây gập bụng dương vật, cản trở giao hợp, thậm chí những người bị dị tật thể bìu dương vật hoặc thể tầng sinh môn phải tiểu ngồi, có nguy cơ gây vô sinh. Hầu hết bệnh nhân phàn nàn về hình dáng bất thường của “cậu nhỏ” do thiếu hoặc không có da bụng dương vật.

Kể từ lần đầu tiên dị tật lỗ tiểu thấp được phát hiện đến nay, các nhà khoa học không ngừng tìm tòi và nghiên cứu những phương pháp mới để điều trị và phục hồi chức năng sinh lý bình thường cho bệnh nhân. Các kỹ thuật tạo hình niệu đạo ra đời và bùng nổ vào giữa thế kỷ 19, có thể phân loại dựa theo chất liệu sử dụng như:

– Dùng da hoặc niêm mạc tại chỗ cuộn ống: Năm 1874, Duplay lần đầu tiên khâu mép hai vạt da dọc hai bên máng niệu đạo với nhau tạo thành ống niệu đạo.

– Dùng vạt da có cuống mạch nuôi dưỡng: Thường dùng niêm mạc quy đầu để cuộn ống và xoay xuống bụng dương vật để nối với miệng sáo. Broadbent và Des Prez là những người đầu tiên dùng thuật ngữ vạt hình đảo (Island flap) năm 1961. Kỹ thuật này được Duckett phát triển đỉnh cao năm 1980. Các phương pháp dùng vạt da bụng dương vật có chân nuôi lật ngược của Mathieu hoặc dùng vạt da cuốn ống lật ngược của Mustard cũng được giới thiệu áp dụng.

– Tạo hình niệu đạo bằng vạt da hoặc niêm mạc tự do. Kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc bao quy đầu tự do được Nove Joserand tiến hành từ năm 1897. Sau đó Devine và Horton phát triển vào những năm 1960. Tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc bàng quang tự do được Memmelaar sử dụng năm 1947, sau đó là Marshall và Molland.

– Giải phóng và kéo niệu đạo trong một đường hầm qua đầu niệu đạo được Beck tiến hành năm 1898. Sau đó Bpaderock và Mc Gowan Magpi tiếp tục phát triển.

– Dùng vạt da bìu tạo hình niệu đạo được Bouisson bắt đầu áp dụng năm 1860. Sau đó tiếp tục phát triển bởi Moutet, Woood và Landerer.

>> Xem thêm

can-benh-vung-kin-te-nhi-cua-ong-vua-phap-1

Nguyên nhân gây dị tật lỗ tiểu thấp

can-benh-vung-kin-te-nhi-cua-ong-vua-phap-2

Điều trị dị tật lỗ tiểu thấp


Thi Trân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *